Page header image

Rối loạn Sử dụng Chất: Nhận biết các Dấu hiệu

(Substance Use Disorder: Recognize the Signs)

________________________________________________________________________

CÁC ĐIỂM QUAN TRỌNG

  • Lạm dụng và phụ thuộc chất là những kiểu sử dụng rượu hoặc chất gây nghiện dẫn tới các vấn đề cá nhân, gia đình và sức khỏe nghiêm trọng.
  • Các dấu hiệu lạm dụng có thể bao gồm những triệu chứng thể chất như đau đầu hoặc sổ mũi liên tục, những dấu hiệu cảm xúc như trạng thái buồn rầu hoặc tức giận đột ngột, hoặc các hành vi như mất hứng thú với trường học, thể thao hoặc sở thích. Một số dấu hiệu cảnh báo về lạm dụng chất gây nghiện hoặc rượu cồn này cũng có thể là dấu hiệu của một số vấn đề khác.
  • Nếu bạn lo ngại rằng con bạn đang lạm dụng rượu hoặc chất gây nghiện, hãy nói chuyện với trẻ hoặc với một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

________________________________________________________________________

Rối loạn sử dụng chất là gì?

Rối loạn sử dụng chất là kiểu sử dụng rượu hoặc chất gây nghiện dẫn tới các vấn đề cá nhân, gia đình và sức khỏe nghiêm trọng. Càng nhiều câu đúng với con bạn, mức độ rối loạn sử dụng chất của con bạn càng nghiêm trọng.

  1. Con bạn sử dụng chất nhiều hơn hoặc lâu hơn thời gian dự kiến.
  2. Con bạn muốn cắt giảm hoặc từ bỏ, nhưng không thể làm vậy.
  3. Con bạn dành rất nhiều thời gian và sức lực để có được chất gây nghiện, sử dụng chất gây nghiện và vượt qua những tác động của chúng.
  4. Con bạn thèm rượu hoặc chất gây nghiện đến mức gặp vấn đề khi suy nghĩ về bất kỳ điều gì.
  5. Con bạn có vấn đề tại nơi làm việc hoặc ở trường.
  6. Con bạn gặp vấn đề với các mối quan hệ do trẻ không giữ lời hứa hoặc tranh cãi hoặc có hành vi bạo lực với người khác.
  7. Con bạn dừng làm những việc đã từng quan trọng với trẻ, như thể thao, sở thích hoặc dành thời gian với bạn bè hoặc gia đình do sử dụng chất.
  8. Con bạn sử dụng rượu hoặc chất gây nghiện ngay cả trong trường hợp nguy hiểm, như đang lái xe hoặc vận hành máy móc.
  9. Con bạn tiếp tục sử dụng chất ngay cả khi đã biết sẽ tổn hại đến sức khỏe tinh thần hoặc thể chất của mình.
  10. Con bạn cần sử dụng nhiều chất gây nghiện hoặc rượu hơn nữa, hoặc sử dụng thường xuyên hơn để có tác dụng tương tự. Đây gọi là khả năng chịu.
  11. Con bạn có triệu chứng cai nghiện khi ngừng sử dụng.

Rối loạn sử dụng chất còn được gọi là lạm dụng chất gây nghiện, lạm dụng, phụ thuộc hoặc nghiện chất.

Có nhiều loại chất gây nghiện, cả hợp pháp và bất hợp pháp, có thể lạm dụng:

  • Rượu
  • Cần sa, heroin và cocain
  • Các chất gây nghiện dạng hít, là các khí từ keo, thuốc giảm đau, hoặc ga bật lửa
  • Các chất gây nghiện nhân tạo như methamphetamine, K2, Ecstasy hoặc LSD
  • Nicotin
  • Thuốc ho, thuốc cảm, thuốc ngủ và thuốc ăn kiêng không kê đơn
  • Thuốc kê đơn như thuốc chứa steroid, thuốc kích thích, thuốc ngủ, thuốc gây mê hoặc thuốc điều trị lo âu

Dấu hiệu của rối loạn sử dụng chất là gì?

Nếu lạm dụng rượu cồn hoặc chất gây nghiện, con bạn có thể:

  • Lóng ngóng và gặp nhiều tai nạn
  • Không thể tập trung
  • Trở nên luôn buồn rầu, giận dữ, trầm cảm hoặc lo lắng
  • Bị đau đầu, đau bụng, run, ho, nói lắp, choáng, hoặc hắt hơi liên tục
  • Thay đổi bất ngờ về ngoại hình như mắt đỏ hoặc sưng húp, hoặc thay đổi cân nặng nhanh chóng
  • Thay đổi trong cảm giác thèm ăn hoặc giấc ngủ
  • Mất hứng thú với những hoạt động đã từng mang lại sự thoải mái như sở thích hoặc thể thao
  • Bỏ bê diện mạo cá nhân như không tắm hoặc chải đầu
  • Ngừng thể hiện hứng thú với trường học, tụt hạng, hoặc nghỉ học
  • Ngừng dành thời gian với bạn bè hoặc bắt đầu giao du với những trẻ sử dụng chất gây nghiện
  • Đòi hỏi tiền bạc thường xuyên hoặc lấy tiền hoặc các vật dụng trong nhà đem bán

Một số dấu hiệu cảnh báo về lạm dụng chất gây nghiện hoặc rượu cồn này cũng có thể là dấu hiệu của một số vấn đề khác. Nhà cung cấp dịch vụ y tế của con bạn sẽ kiểm tra con bạn và hỏi về các triệu chứng để phát hiện xem có nguyên nhân thể chất nào gây ra các triệu chứng của con bạn không. Con bạn có thể được điều trị các vấn đề về thể chất, hoặc được giới thiệu tới chuyên gia sức khỏe tâm thần.

Một số triệu chứng này là bình thường ở thanh thiếu niên. Nếu bạn lo ngại rằng con bạn đang sử dụng chất gây nghiện, hãy nói chuyện với chúng.

Tôi có thể giúp con mình như thế nào?

  • Dạy con bạn cách đưa ra những lựa chọn tốt về rượu cồn và chất gây nghiện. Dạy theo cách phù hợp với độ tuổi và khả năng nhận thức của con bạn.
    • Nếu bạn đang xem TV với bé 6 tuổi của bạn và cocain được nhắc tới trên một chương trình, bạn có thể nói "Con có biết cocain là gì không? Nó là loại thuốc có hại, có thể khiến con bị đau." Nếu con bạn hỏi thêm, hãy trả lời chúng. Nếu không, hãy để nó trôi đi. Những lời bình luận ngắn, đơn giản, được nhắc lại thường xuyên sẽ truyền tải được thông điệp.
    • Với trẻ 12 tuổi, bạn có thể giải thích cocain là gì và chất gây nghiện trông thế nào, các tên khác nhau của cocain, và việc sử dụng cocain sẽ thay đổi não bộ và cơ thể bé như thế nào. Nhắc lại thông điệp. Trao đổi với con bạn về chất gây nghiện bất cứ khi nào có thể.
  • Hỏi con bạn nghĩ gì về các chất gây nghiện và rượu. Giữ cho cuộc đối thoại tích cực và bình tĩnh. Việc trao đổi "cùng" con, hơn là "giáo huấn" con sẽ giúp trẻ học cách tự mình đưa ra các quyết định lành mạnh. Nghe những cảm nhận và mối quan tâm của con bạn, như vậy chúng sẽ cảm thấy thoải mái khi trao đổi với bạn. Lắng nghe mà không giận dữ hoặc giáo huấn.
  • Chuẩn bị tinh thần cho việc con hỏi bạn về việc sử dụng chất gây nghiện của chính bản thân bạn. Nếu bạn chưa bao giờ sử dụng các chất gây nghiện, hãy cho con bạn biết điều này và giải thích lý do. Nếu bạn đã từng sử dụng các chất gây nghiện, hãy thành thật, nhưng giải thích những gì bạn đã học được và lý do bạn dừng lại. Làm cho gia đình bạn không có chất gây nghiện. Ví dụ "Trong nhà mình, bố mẹ không sử dụng chất gây nghiện và các con cũng không được phép uống rượu cồn." Hãy là tấm gương tốt. Con bạn có khả năng hút thuốc, uống rượu cồn, hoặc sử dụng chất gây nghiện cao hơn nếu bạn hút thuốc, uống rượu cồn hoặc sử dụng chất gây nghiện, ngay cả khi bạn nói chúng không nên.
  • Trao đổi về cái tạo nên một người bạn tốt. Áp lực từ bạn đồng lứa là một phần lớn nguyên nhân trẻ có dính líu tới chất gây nghiện và rượu cồn. Giúp con bạn hiểu rằng bạn bè gây áp lực cho chúng phải uống rượu cồn hoặc sử dụng chất gây nghiện không phải là bạn thực sự. Những cách sắm vai cho con bạn nói không với chất gây nghiện, ví dụ:
    • Nói, "không, cảm ơn" và bước đi.
    • Gợi ý một số việc để làm, như chơi trò chơi video.
    • Sử dụng sự hài hước, như, "Không, cảm ơn. Tôi không muốn rán não mình."
  • Gây dựng lòng tự trọng. Những trẻ cảm thấy bản thân mình ổn thường ít có khả năng sử dụng chất gây nghiện hơn nhiều. Đưa ra nhiều lời biểu dương cho những việc được làm tốt. Nếu bạn cần phải phê bình hoặc phạt con bạn, hãy nói về hành động, đừng nói về con bạn. Ví dụ, thay vì nói "con phải biết rõ hơn", hãy thử nói "việc con đang làm không an toàn." Dành thời gian hàng ngày để trao đổi, chơi trò chơi hoặc đi dạo với từng con bạn.

Con người và các nguồn lực trong cộng đồng của bạn mà có thể giúp bạn bao gồm nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn, nhà trị liệu, các nhóm hỗ trợ, trung tâm sức khỏe tâm thần, và các chương trình điều trị lạm dụng rượu hoặc chất gây nghiện. Bạn có thể muốn liên lạc:

  • Hội đồng Quốc gia về Lệ thuộc vào Rượu và Chất gây nghiện (National Council on Alcoholism and Drug Dependence)
    800-622-2255
    https://www.ncadd.org/
Developed by Change Healthcare.
Pediatric Advisor 2018.1 xuất bản bởi Change Healthcare.
Sửa đổi lần cuối: 2017-01-23
Xét duyệt lần cuối: 2016-07-05
Nội dung này được xét duyệt định kỳ và có thể thay đổi khi có thông tin y tế mới. Thông tin nhằm mục đích cung cấp tin tức và giáo dục và không thay thế cho các đánh giá, tư vấn, chẩn đoán hay điều trị y tế từ một chuyên gia y tế.
© 2018 Change Healthcare LLC and/or one of its subsidiaries
Page footer image