Page header image

Chứng Rối loạn Phổ Tự kỷ

(Autistic Spectrum Disorder)

________________________________________________________________________

CÁC ĐIỂM QUAN TRỌNG

  • Một đứa trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ gặp phải vấn đề về giao tiếp và hòa nhập với những người khác.
  • Thường thì trẻ em được đưa vào các trường công và học khu cung cấp những dịch vụ cần thiết. Điều này sẽ bao gồm làm việc với nhà trị liệu ngữ âm, nhà trị liệu hoạt động, nhà tâm lý học đường, người làm công tác xã hội, y tá học đường, hoặc hộ lý.
  • Điều trị cũng sẽ bao gồm thực hiện các hoạt động tại nhà.

________________________________________________________________________

Chứng rối loạn phổ tự kỷ là gì?

Một đứa trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD) không phát triển bình thường ở một vài phương diện, như gặp vấn đề về giao tiếp và hòa nhập với những người khác. ASD thường được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau:

  • Bệnh tự kỷ, một rối loạn mà trong đó một đứa trẻ gặp phải vấn đề về giao tiếp và hòa nhập với những người khác. Chúng có những hành động bất thường hoặc lặp đi lặp lại và chỉ có một số vấn đề quan tâm.
  • Hội chứng Asperger, một hình thức của bệnh tự kỷ nhẹ. Đứa trẻ có thể có các kỹ năng ngôn ngữ tốt nhưng gặp vấn đề với việc hòa nhập với người khác, và có những quan tâm và hành vi không bình thường.
  • Chứng rối loạn tan rã ở trẻ, một chứng rối loạn hiếp gặp, trong đó trẻ phát triển bình thường tới khoảng 3 hoặc 4 tuổi rồi đột ngột bắt đầu có các triệu chứng tự kỷ

Vắc-xin cho trẻ nhỏ không gây ra ASD.

Nguyên nhân là gì?

Nguyên nhân chính xác của ASD chưa được xác định.

  • Não bộ sản sinh ra các chất hóa học có ảnh hưởng đến những suy nghĩ, các cảm xúc và những hành động. Nếu không có sự cân bằng chính xác các hoá chất này, có thể nảy sinh các vấn đề trong cách con bạn suy nghĩ, cảm nhận, hoặc hàng động. Một đứa trẻ bị chứng rối loạn này có thể có quá ít hoặc quá nhiều một vài trong số các hóa chất này.
  • Nếu một phụ nữ bị nhiễm vi-rút, mắc bệnh tiểu đường, hoặc không thực hiện chế độ ăn tốt cho sức khỏe trong khi đang mang thai, điều này sẽ làm tăng nguy cơ đứa trẻ phát triển hội chứng rối loạn phổ tự kỷ. Việc tiếp xúc với các chất hóa học và loại thuốc nào đó trong thời kỳ mang thai cũng có thể làm tăng nguy cơ này. Mức ôxi thấp do thời gian sinh lâu hoặc sinh non cũng có thể làm tăng nguy cơ.
  • ASD đôi khi có tính di truyền. Có thể có những gen nào đó liên kết với bệnh tự kỷ. Nếu cha lớn hơn 40 tuổi khi mẹ mang thai, như vậy có thể làm tăng rủi ro của trẻ.
  • Trẻ em mắc một trong các chứng rối loạn này có thể có những thay đổi về thể chất trong não bộ của chúng. Những thay đổi này có thể cho thấy rằng một số bộ phận của não bộ hoạt động nhiều hơn hoặc ít hơn so với ở các trẻ em khác.
  • Trẻ em có những vấn đề về não bộ và hội chứng di truyền như là hội chứng suy yếu nhiễm sắc thể X, đôi khi cũng mắc bệnh tự kỷ.

Những triệu chứng là gì?

Các triệu chứng của ASD thay đổi khác nhau. Không có hai đứa trẻ mắc ASD nào có triệu chứng hệt như nhau.

Những Kỹ năng Xã hội

Hầu hết những đứa trẻ mắc ASD thường gặp nhiều vấn đề trong việc học cách cho và nhận khi ứng xử với người khác. Chúng cũng có thể gặp vấn đề trong việc kiểm soát cảm xúc của mình. Triệu chứng này có thể được thể hiện khi chúng khóc to hoặc la hét.

Các Vấn đề về Giao tiếp

Có nhiều vấn đề với giao tiếp. Một số đứa trẻ mắc ASD không bao giờ nói chuyện. Một số thì nói chuyện hoặc gây ồn lúc mới đầu rồi sau đó dừng hẳn. Số khác thì chỉ bắt đầu chậm và không nói chuyện mãi tới khi được 5 tới 9 tuổi. Những đứa bé có nói chuyện thường sử dụng ngôn ngữ một cách không bình thường. Không phải lúc nào chúng cũng hiểu được âm điệu của giọng nói hoặc giao tiếp không bằng lời nói, như là nụ cười, nháy mắt hay cau mày.

Hành vi Lặp lại

Trẻ em mắc ASD thỉnh thoảng lặp lại các chuyển động. Một số hay vỗ hai cánh tay hoặc đi chủ yếu bằng ngón chân. Chúng cũng phát triển những thói quen và nề nếp rất mạnh mẽ. Chúng có thể trở nên rất khó chịu với sự thay đổi nhỏ nhất trong thói quen sinh hoạt.

Các vấn đề khác

Trẻ em mắc ASD cũng có thể gặp vấn đề với giác quan của mình. Nhiều trẻ rất nhạy cảm với những âm thanh, kết cấu, vị, và mùi nào đó.

Chẩn đoán ASD như thế nào?

Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn sẽ hỏi về sự phát triển của con bạn mỗi lầm thăm khám cho trẻ. Hãy cho nhà cung cấp của bạn biết về bất cứ mối bận tâm nào mà bạn đang có và bất cứ hành vi nào có vẻ bất thường. Là cha mẹ hay người chăm sóc tại nhà, bạn thường là người đầu tiên nhận ra hành vi bất thường ở con bạn. Đừng lờ các vấn đề đi, cho rằng con bạn chỉ chậm một chút và sẽ “bắt kịp.” Điều trị sớm giúp giảm bớt các triệu chứng. Điều đó làm tăng khả năng phát triển và học hỏi những kỹ năng mới của con bạn.

Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của con bạn sẽ hỏi về các triệu chứng của bé, tiền sử bệnh lý và tiền sử gia đình cũng như bất kỳ loại thuốc nào mà con bạn đang sử dụng. Nhà cung cấp dịch vụ của bạn sẽ kiểm tra tình trạng bệnh lý hay vấn đề về ma túy hoặc rượu có thể gây ra các triệu chứng này. Con bạn có thể thực hiện xét nghiệm hoặc chụp để kiểm tra nguyên nhân khác gây các triệu chứng đó. Bởi vì căn bệnh này có thể di truyền nên nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn có thể muốn kiểm tra những đứa con khác của bạn xem có triệu chứng nào không.

Nếu nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn nghĩ rằng con bạn có thể mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ, họ sẽ giới thiệu bạn tới các bác sỹ chuyên khoa như nhà tâm lý học, nhà tâm thần học, nhà trị liệu ngôn ngữ hoặc nhà thần kinh học. Họ có thể làm thêm nhiều kiểm tra và tư vấn cho bạn về điều trị. Học khu của bạn cũng có thể cung cấp dịch vụ kiểm tra cho con bạn.

Điều trị là gì?

Không có một phương pháp điều trị tốt nhất cho tất cả trẻ em mắc ASD. Trước khi bạn quyết định về việc điều trị của con bạn, hãy xác định các lựa chọn của bạn là gì. Tìm hiểu càng nhiều càng tốt và đưa ra lựa chọn của bạn đối với việc điều trị cho con của bạn dựa trên các nhu cầu của con bạn.

Thông thường trẻ em được đưa vào các trường công và khu vực trường cung cấp tất cả các dịch vụ cần thiết. Điều này sẽ bao gồm làm việc với nhà trị liệu ngữ âm, nhà trị liệu hoạt động, nhà tâm lý học đường, người làm công tác xã hội, y tá học đường, hoặc hộ lý. Bạn có thể muốn thăm các trường công trong khu vực của bạn để biết loại chương trình họ cung cấp cho trẻ em có các nhu cầu đặc biệt.

Một nhóm các chuyên gia sẽ cùng giúp đánh giá con bạn và đưa ra một kế hoạch. Bạn cũng có thể hỏi nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn để xem xét kế hoạch đó. Hỏi và tìm hiểu tất cả các dịch vụ có thể có sẵn cho con bạn.

Điều trị ASD có thể bao gồm:

  • Tập huấn các kỹ năng xã hội để tăng nhận thức thần kinh, tự trọng, tự tin và giúp con bạn có nhiều bạn bè hơn.
  • Liệu pháp hành vi giúp con bạn nhận ra rằng cách thức bé hành động tác động đến người khác. Điều này giúp trẻ thay đổi những hành vi sai trái.

Điều trị cũng sẽ bao gồm thực hiện các hoạt động tại nhà.

Tôi có thể giúp con mình như thế nào?

  • Xây dựng lòng tự trọng ở con bạn. Hãy yêu thương và giúp đỡ vô điều kiện. Bạn có thể xây dựng tính tự trọng của con bạn nếu bạn gợi nhớ cho nó về các thế mạnh của mình. Hãy làm điều này thường xuyên. Con bạn có thể cần tư vấn để giúp đỡ thay đổi quan điểm và mong đợi về mình.
  • Giúp con của bạn hiểu vấn đề của mình. Hãy nói về vấn đề. Giúp con bạn có thể tập trung vào các kỹ năng ứng phó hơn là cảm thấy dường như chính bé là vấn đề. Thỉnh thoảng giao tiếp với trẻ em khác cũng bị ASD có thể giúp ích. Trẻ em có thể cảm thấy tốt hơn nếu chúng nhận ra là chúng không cô đơn.
  • Giúp con bạn tổ chức mọi việc tốt hơn. Giúp con bạn học cách sắp xếp đồ chơi và game cũng như bài tập trên lớp. Khi con bạn cần phải đọc hoặc tập trung, để trẻ tránh xa những âm thanh của ti vi, rađiô hoặc những người khác đang nói chuyện.
  • Chăm sóc sức khỏe thể chất của con bạn. Một chế độ ăn uống cân bằng, nghỉ ngơi đầy đủ, các hoạt động vui chơi và cuộc đi chơi với gia đình sẽ tăng thêm sức mạnh cho cơ thể và tâm trí của con bạn.
  • Giao tiếp với trường. Giữ liên lạc chặt chẽ với các giáo viên, nhà trị liệu của con bạn, và các nhân viên chăm sóc y tế khác. Hãy để cho giáo viên của con bạn biết là bạn muốn đóng một vai trò chủ động trong việc giáo dục của con bạn. Hỏi bạn có thể giúp gì cho con ở nhà.
  • Hãy tìm tư vấn từ chuyên gia cho chính bạn cũng như là con bạn. Hầu hết phụ huynh nhận thấy lời khuyên về cách xử lý hành vi và cảm xúc là rất có ích.
  • Hãy tham gia các nhóm hỗ trợ. Các nhóm này giúp đỡ bạn được cập nhật với thông tin mới nhất. Nó cũng giúp bạn liên lạc với phụ huynh có con gặp vấn đề tương tự.
  • Hãy cẩn thận với phương pháp điều trị thay thế. Hãy chắc chắn kiểm tra với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn trước khi cho con bạn dùng thuốc bổ sung, thay đổi chế độ ăn uống đặc biệt, hoặc sử dụng các loại phương pháp điều trị thay thế khác.
Developed by Change Healthcare.
Pediatric Advisor 2018.1 xuất bản bởi Change Healthcare.
Sửa đổi lần cuối: 2015-12-28
Xét duyệt lần cuối: 2016-11-10
Nội dung này được xét duyệt định kỳ và có thể thay đổi khi có thông tin y tế mới. Thông tin nhằm mục đích cung cấp tin tức và giáo dục và không thay thế cho các đánh giá, tư vấn, chẩn đoán hay điều trị y tế từ một chuyên gia y tế.
© 2018 Change Healthcare LLC and/or one of its subsidiaries
Page footer image