________________________________________________________________________
CÁC ĐIỂM QUAN TRỌNG
________________________________________________________________________
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là một tình trạng ảnh hưởng tới suy nghĩ và hành động của bạn. Nếu bị OCD, con bạn liên tục có suy nghĩ không mong muốn về một điều gì đó gây ra sự lo âu. Con của bạn có thể lặp đi lặp lại một số hành động nhất định để giúp kiểm soát sự lo lắng. Ví dụ, nếu cậu bé liên tục lo lắng về vi trùng hoặc bị ốm, cậu bé có thể rửa tay mỗi giờ. Các suy nghĩ liên tục đó được gọi là những ám ảnh. Các hành động đó được gọi là các cưỡng chế. Con bạn có thể dành ra hàng giờ mỗi ngày để lặp đi lặp lại một số hành động nhất định. Chúng được gọi là các nghi thức. Con bạn có thể chỉ có ám ảnh hoặc cưỡng chế, hoặc cả hai.
Con bạn có thể luôn luôn bị chứng rối loạn này, nhưng điều trị có thể giúp bé nhận ra và chế ngự các triệu chứng. OCD có thể kéo dài vài tuần hoặc vài tháng và sau đó biến mất hoặc giảm đáng kể. Nó có thể xuất hiện trở lại trong những năm trưởng thành. Các tiến bộ về liệu pháp và các thuốc mới đang giúp nhiều người bị OCD.
Nguyên nhân chính xác của chứng rối loạn này vẫn chưa được xác định. Những điều chúng ta biết là:
Trẻ em có thể cho thấy dấu hiệu của OCD vào đầu những năm trước tuổi đến trường, nhưng bệnh thường được chẩn đoán khi trẻ em ở độ tuổi từ 10 và 15.
Trẻ em bị OCD có thể chỉ có các ám ảnh hoặc các cưỡng chế, nhưng phần lớn chúng thường có cả hai. Nhiều trẻ em bị OCD biết rằng các suy nghĩ và hành động của chúng là không bình thường.
Các loại ám ảnh và cưỡng chế trẻ em có phụ thuộc vào độ tuổi của chúng. Các ám ảnh và cưỡng chế có thể thay đổi khi trẻ lớn lên. Trẻ em bị OCD có thể có các triệu chứng như:
Cùng với các triệu chứng chính, trẻ em bị OCD có thể:
Các triệu chứng có thể chỉ xảy ra ở những nơi nhất định, ví dụ, xảy ra tại nhà nhưng không xảy ra tại trường. Các triệu chứng cũng có thể xảy ra tại một thời điểm nhất định, chẳng hạn như vào giờ ngủ hoặc khi trẻ em đang chuẩn bị đi học.
Một đứa trẻ bị OCD có thể muốn thay đổi những điều các thành viên trong gia đình làm. Ví dụ, đứa trẻ có thể khăng khăng đòi quần áo phải được giặt nhiều lần, yêu cầu cha mẹ lặp đi lặp lại việc kiểm tra bài tập về nhà của chúng, hoặc nổi giận nếu vật dụng trong nhà không ngăn nắp.
Cùng với OCD, trẻ em có thể có các vấn đề khác như:
Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em hoặc một nhà trị liệu sức khỏe tâm thần của bạn sẽ hỏi về triệu chứng của đứa trẻ, lịch sử bệnh lý và tiền sử gia đình, và bất kỳ loại thuốc nào đứa trẻ đang sử dụng. Bác sĩ sẽ đảm bảo rằng con của bạn không bị mắc một chứng bệnh hoặc vấn đề về ma túy hoặc rượu mà có thể gây ra các triệu chứng.
Cần phải có chuyên gia có kinh nghiệm để làm việc với con bạn dù ở lứa tuổi nhỏ hay thanh thiếu niên. Nhà trị liệu của con bạn sẽ cần phải thường xuyên kiểm tra các triệu chứng và thuốc của con bạn.
Có một số phương pháp điều trị hành vi có thể giúp dạy trẻ em cách kiểm soát hoặc dừng hành vi ám ảnh của chúng. Các liệu pháp hành vi giúp trẻ em dừng thực hiện các hành vi cưỡng chế và không cảm thấy lo lắng về việc không thực hiện các hành vi đó.
Liệu pháp ngăn ngừa tiếp xúc và hưởng ứng đã mang lại sự thuyên giảm cho nhiều trẻ em bị OCD. Liệu pháp này bao gồm việc để trẻ em đối mặt với những nỗi sợ hãi của mình bằng cách tăng dần sự tiếp xúc với chúng. Ví dụ, nếu một đứa trẻ rửa tay của mình mọi lúc bởi vì sợ bị bẩn, nhà trị liệu có thể bảo đứa trẻ chạm vào thứ gì đó bẩn. Sau đó cả hai có thể đứng ở bồn rửa và không rửa tay cho đến khi sự lo lắng mất đi. Liệu pháp này cần có thời gian, và phần lớn công việc được thực hiện tại nhà cũng như khi cùng với nhà trị liệu. Trẻ em học cách để kiểm soát phản ứng của cơ thể đối với sự lo âu, như các bài tập hít thở. Cùng với việc luyện tập, những suy nghĩ ám ảnh không làm chúng lo âu như vậy nữa, và chúng có thể ngăn các hành vi cưỡng chế trong các chu kỳ thời gian dài hơn.
Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) giúp trẻ em nhận biết về những suy nghĩ nào đi kèm với các cảm giác thôi thúc phải hành động của chúng và làm thế nào để kiểm soát các cảm giác đó. CBT cũng dạy các kỹ năng chế ngự sự lo âu về các triệu chứng.
Liệu pháp gia đình cũng có thể hữu ích. Liệu pháp gia đình điều trị cả gia đình chứ không chỉ là trẻ em. Trẻ em thường cảm thấy rất được hỗ trợ khi cha mẹ và anh chị em tham gia liệu pháp với chúng và làm việc như một nhóm.
Nếu một đứa trẻ có các triệu chứng trầm trọng, có thể tốt nhất phải kết hợp cả liệu pháp hành vi và thuốc. Một số loại thuốc có thể giúp điều trị OCD.Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ trẻ em sẽ làm việc với bạn và con bạn để lựa chọn thuốc tốt nhất. Con bạn có thể cần phải sử dụng nhiều hơn một loại thuốc.
N-acetylcysteine có thể giúp ích khi làm chất điều trị bổ sung cho OCD. Các thuốc bổ sung chưa được kiểm tra hoặc chuẩn hóa và có thể khác nhau về cường độ và hiệu quả. Chúng có thể có tác dụng phụ và không phải lúc nào cũng an toàn. Nói chuyện với nhà cung cấp của con bạn trước khi bạn dùng thử các sản phẩm thảo dược hoặc thực phẩm bổ sung để điều trị OCD của trẻ.
Bạn có thể nhận thấy mình thường xuyên rửa hoặc không chạm vào các thứ, hoặc làm một số việc theo một cách nhất định nào đó, để bớt đi cảm giác lo lắng của người bị OCD. Nói chuyện với nhà trị liệu của con bạn để giúp quyết định liệu các thành viên gia đình có nên tiếp tục tham gia vào các triệu chứng của con bạn không.
Liên hệ với giáo viên, người trông trẻ và những người khác quan tâm đến con bạn để chia sẻ thông tin về các triệu chứng mà con bạn có thể có.
Yêu cầu chăm sóc cấp cứu nếu con bạn hoặc trẻ vị thành niên có ý tưởng tự tử, tự làm hại bản thân hoặc làm hại người khác.
Để biết thông tin chi tiết, liên hệ: