Page header image

Rối loạn Sử dụng Chất hít: Dành cho Thanh thiếu niên

(Inhalant Use Disorder: Teen Version)

________________________________________________________________________

CÁC ĐIỂM QUAN TRỌNG

  • Rối loạn sử dụng chất hít là kiểu sử dụng chất hít dẫn tới các vấn đề cá nhân, gia đình và sức khỏe nghiêm trọng. Khi hít vào qua mũi hoặc miệng, chất hít có thể làm bạn cảm thấy mê mị hoặc tê liệt.
  • Rối loạn sử dụng chất hít có thể điều trị được. Để việc điều trị thành công, bạn phải muốn ngừng sử dụng chất hít. Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn có thể kê đơn thuốc để giúp bạn vượt qua các triệu chứng cai nghiện. Các nhóm tự giúp nhau như Hội những Người nghiện ma túy Vô danh, các nhóm hỗ trợ, và trị liệu có thể giúp ích.
  • Cách tốt nhất để tự giúp bạn là gặp nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và lập kế hoạch để ngừng sử dụng chất hít.

________________________________________________________________________

Rối loạn sử dụng chất hít là gì?

Chất hít là các chất hóa học tạo ra khói. Các chất hít được hít vào qua mũi hoặc miệng. Điều này còn được gọi là "hít" hoặc "thở". Những chất hóa học này đến phổi và dòng máu nhanh chóng và gây ra triệu chứng có thể đe dọa mạng sống. Các loại chất hít bao gồm:

  • Xăng
  • Các loại son khí như sơn phun, chất khử mùi và keo xịt tóc
  • Ni-tơ ô-xít, còn được gọi là khí gây cười
  • Keo dán
  • Chất pha loãng sơn
  • Ga bật lửa

Trẻ nhỏ và thanh thiếu niên có thể có những mặt hàng này dễ dàng, điều này làm cho chúng có khả năng lạm dụng những kiểu chất gây nghiện này hơn. Hít phải chất như keo dán hoặc ga bật lửa có thể đe dọa tới tính mạng.

Amyl nitrite ("poppers" - "máy làm bỏng ngô") là một chất hít được dùng để cải thiện cảm giác bạn có trong quan hệ tình dục. Nếu bạn sử dụng amyl nitrate, bạn có thể không thực hiện quan hệ tình dục an toàn, điều này đặt bạn vào nguy cơ bị HIV/AIDS.

Rối loạn sử dụng chất hít là kiểu sử dụng chất hít dẫn tới các vấn đề cá nhân, gia đình và sức khỏe nghiêm trọng. Càng nhiều câu đúng với bạn, mức độ rối loạn sử dụng chất hít của bạn càng nghiêm trọng.

  1. Bạn sử dụng chất hít nhiều hơn hoặc lâu hơn dự kiến.
  2. Bạn muốn cắt giảm hoặc từ bỏ, nhưng bạn không thể làm vậy.
  3. Bạn dành rất nhiều thời gian và năng lượng để có được chất gây nghiện, sử dụng chất gây nghiện và vượt qua những tác động của chúng.
  4. Bạn thèm chất hít đến mức bạn có thể gặp vấn đề khi suy nghĩ về bất kỳ điều gì.
  5. Bạn gặp vấn đề trong công việc hoặc học tập, hoặc dừng quan tâm đến những người phụ thuộc vào bạn.
  6. Bạn gặp vấn đề với các mối quan hệ do bạn không giữ lời hứa hoặc tranh cãi hoặc có hành vi bạo lực với người khác.
  7. Bạn dừng làm những việc đã từng quan trọng với bạn, như thể thao, sở thích hoặc dành thời gian với bạn bè hoặc gia đình do sử dụng chất hít.
  8. Bạn sử dụng chất hít ngay cả trong trường hợp nguy hiểm, như đang lái xe hoặc vận hành máy móc.
  9. Bạn tiếp tục sử dụng chất hít ngay cả khi bạn biết nó sẽ tổn hại đến sức khỏe tinh thần hoặc thể chất của bạn.
  10. Bạn cần sử dụng ngày càng nhiều chất hít hơn, hoặc sử dụng nó thường xuyên hơn để có được những tác dụng tương tự. Đây gọi là khả năng chịu.
  11. Bạn có triệu chứng cai nghiện khi dừng sử dụng.

Rối loạn sử dụng chất hít còn được gọi là lạm dụng chất gây nghiện, lạm dụng, phụ thuộc hoặc nghiện chất.

Nguyên nhân là gì?

Nguyên nhân gây rối loạn sử dụng chất hít chưa được xác định. Não bộ sản sinh ra các chất hóa học có ảnh hưởng đến những suy nghĩ, các cảm xúc và những hành động. Chất hít làm thay đổi sự cân bằng của các chất hóa học này trong não của bạn. Khi bạn sử dụng chất hít, não của bạn bắt đầu làm quen với nó. Một số trong số những thay đổi này vẫn còn ngay cả sau khi bạn dừng sử dụng chất hít.

Bạn có nguy cơ phụ thuộc vào ma túy cao hơn nếu bạn:

  • Có tiền sử gia đình lạm dụng ma túy hoặc rượu
  • Đã lạm dụng rượu hoặc ma túy trong quá khứ
  • Có thể dễ dàng nản chí, gặp vấn đề khi xử lý với căng thẳng, hoặc cảm thấy như bạn không đủ tốt
  • Thường xuyên bị vây quanh bởi những người sử dụng rượu hoặc ma túy
  • Có vấn đề sức khỏe tâm thần
  • Có cơn đau không dứt

Những triệu chứng là gì?

Các triệu chứng của rối loạn sử dụng chất hít tùy vào lượng và mức độ thường xuyên bạn sử dụng loại chất gây nghiện này. Các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng, chẳng hạn như:

  • Có khả năng phán quyết kém
  • Mất khả năng tự kiểm soát
  • Trở nên lóng ngóng, loạng choạng và yếu ớt
  • Cảm thấy sững sờ hoặc tê cứng
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Buồn nôn, ói mửa hoặc mất cảm giác thèm ăn
  • Nhìn thấy, nghe thấy, hoặc cảm thấy những thứ không có thật
  • Cảm thấy buồn ngủ với đau đầu kéo dài
  • Có dấu hiệu tổn thương não, như không thể học điều mới, hoặc tiến hành một cuộc trò chuyện đơn giản
  • Động kinh và hôn mê

Nếu bạn sử dụng chất hít trong thời gian dài, bạn có thể có dấu hiệu tổn thương dây thần kinh và cơ, như đi lại, cúi và nói chuyện khó khăn. Nó cũng có thể gây tổn thương gan và thận của bạn.

Hít lượng lớn chất hít trong một lần có thể gây tử vong trong vòng vài phút, thậm chí nếu bạn là một người khỏe mạnh.

Nếu bạn mang thai và sử dụng chất hít, con bạn có thể gặp các vấn đề về học hỏi, tăng trưởng, và hành vi.

Bệnh được chẩn đoán như thế nào?

Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn sẽ hỏi bạn về lượng và mức độ thường xuyên mà bạn sử dụng chất hít. Thành thật về việc sử dụng ma túy của bạn. Nhà cung cấp của bạn cần thông tin này để đưa ra phương pháp điều trị thích hợp cho bạn Họ cũng sẽ hỏi về các triệu chứng và tiền sử bệnh lý của bạn và khám cho bạn. Bạn có thể phải xét nghiệm máu hoặc nước tiểu.

Bệnh được điều trị như thế nào?

Rối loạn sử dụng chất hít có thể điều trị được. Để việc điều trị thành công, bạn phải muốn ngừng sử dụng chất hít. Đừng cố gắng dùng rượu và các ma túy khác để giảm triệu chứng cai nghiện. Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn có thể kê đơn thuốc để giúp bạn vượt qua sự cai nghiện.

Nếu bạn muốn dừng sử dụng, hãy yêu cầu hỗ trợ.

Các nhóm tự giúp nhau như Hội những Người nghiện ma túy Vô danh, các nhóm hỗ trợ, và trị liệu có thể giúp ích. Các loại liệu pháp có thể bao gồm:

  • Liệu pháp Hành vi-Nhận thức (CBT). CBT giúp bạn nhìn vào suy nghĩ, niềm tin và hành động của bản thân và hiểu rõ điều gì gây ra vấn đề cho bạn. Sau đó bạn học cách thay đổi lối suy nghĩ và hành động không lành mạnh.
  • Liệu pháp gia đình. Những người bị rối loạn sử dụng chất thường không nhận ra họ gặp vấn đề hoặc không sẵn sàng chấp nhận điều trị. Điều này làm cho người thân của họ thất vọng và bối rối. Liệu pháp gia đình điều trị cho tất cả các thành viên của gia đình hơn là tác dụng với riêng từng người. Liệu pháp giúp cả gia đình hiểu rõ nhau hơn và cùng nhau thay đổi.
  • Các chương trình điều trị lạm dụng chất. Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn và người cố vấn sẽ làm việc với bạn để phát triển một chương trình điều trị. Bạn có thể sử dụng liệu pháp vài lần một tuần (liệu pháp ngoại trú). Hoặc bạn có thể cần điều trị tại bệnh viện hoặc trung tâm phục hồi. Bạn có thể cần ở đó một vài tuần, hoặc bạn có thể đến phòng khám hoặc bệnh viện mỗi ngày.

Phục hồi là một quá trình lâu dài. Nhiều người bị rối loạn sử dụng chất phải cố gắng bỏ chúng nhiều hơn một lần trước khi thành công. Đừng từ bỏ. Bạn có thể bỏ thuốc và hãy bỏ thuốc vì những điều tốt đẹp. Hãy yêu cầu hỗ trợ và thử lại. Điều trị tiếp theo rất quan trọng để bạn không quay lại sử dụng chất gây nghiện.

Nếu bạn bị quá liều, hoặc đang có triệu chứng cai nghiện nghiêm trọng bạn sẽ cần được điều trị trong một bệnh viện. Bạn cũng sẽ được điều trị bất kỳ vấn đề về sức khỏe nào như đau tim, đột quỵ, hoặc các vấn đề đe dọa mạng sống khác.

Tôi có thể tự chăm sóc bản thân như thế nào?

Cách tốt nhất để tự giúp bạn là gặp nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn và lập kế hoạch để ngừng lạm dụng chất hít. Nếu bạn đã gặp nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn, thực hiện đủ khóa điều trị do ông ấy hoặc bà ấy đề ra là quan trọng.

Yêu cầu hỗ trợ. Nói chuyện với gia đình và bạn bè. Xem xét việc tham gia nhóm hỗ trợ tại khu vực của bạn.

Học cách chế ngự căng thẳng. Yêu cầu trợ giúp tại nhà và nơi làm việc khi lượng công việc quá lớn để xử lý. Tìm cách để thư giãn. Ví dụ làm một việc yêu thích, nghe nhạc, xem phim hoặc đi dạo. Thực hiện các bài tập yoga, thiền hoặc thở sâu khi bạn cảm thấy căng thẳng.

Chăm sóc sức khỏe thể chất của bạn. Cố gắng ngủ ít nhất 7 đến 9 tiếng mỗi đêm. Thực hiện chế độ ăn uống điều độ. Hạn chế dùng caffein. Nếu bạn hút thuốc lá, hãy cai thuốc. Không sử dụng rượu hoặc ma túy. Tập thể dục theo các hướng dẫn của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn.

Tránh những tình huống mà mọi người có thể sử dụng rượu hoặc ma túy.

Kiểm tra thuốc của bạn. Để giúp ngăn ngừa sự cố, cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và dược sỹ của bạn biết về các loại thuốc, phương pháp điều trị tự nhiên, vitamin và chất bổ sung khác mà bạn dùng.

Liên lạc với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc nhà trị liệu của bạn nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hoặc những triệu chứng của bạn có vẻ đang xấu đi.

Con người và các nguồn lực trong cộng đồng của bạn mà có thể giúp bạn bao gồm nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn, nhà trị liệu, các nhóm hỗ trợ, trung tâm sức khỏe tâm thần, và các chương trình điều trị lạm dụng rượu hoặc chất gây nghiện. Bạn có thể muốn liên lạc:

Developed by Change Healthcare.
Pediatric Advisor 2018.1 xuất bản bởi Change Healthcare.
Sửa đổi lần cuối: 2017-10-06
Xét duyệt lần cuối: 2016-03-28
Nội dung này được xét duyệt định kỳ và có thể thay đổi khi có thông tin y tế mới. Thông tin nhằm mục đích cung cấp tin tức và giáo dục và không thay thế cho các đánh giá, tư vấn, chẩn đoán hay điều trị y tế từ một chuyên gia y tế.
© 2018 Change Healthcare LLC and/or one of its subsidiaries
Page footer image