Page header image

Đau tai

(Earache)

________________________________________________________________________

CÁC ĐIỂM QUAN TRỌNG

  • Đau tai là đau bên trong hoặc xung quanh tai. Đau tai thường phổ biến ở trẻ em.
  • Đau tai thường được điều trị mà không cần kê đơn thuốc giảm đau. Nhà cung cấp dịch vụ y tế của con bạn có thể kê đơn thuốc kháng sinh mặc dù hầu hết trẻ em bị viêm tai không cần tới kháng sinh.
  • Hãy tuân thủ các hướng dẫn của nhà cung cấp dịch vụ y tế của con bạn về việc chăm sóc. Hỏi nhà cung cấp các triệu chứng hoặc vấn đề mà bạn nên theo dõi và những việc cần làm nếu con bạn có những triệu chứng đó.

________________________________________________________________________

Đau tai là gì?

Đau tai là đau bên trong hoặc xung quanh tai. Đau tai thường phổ biến ở trẻ em.

Nguyên nhân là gì?

Nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Viêm nhiễm

    Con của bạn có thể bị nhiễm lạnh và viêm nhiễm có thể lan đến tai giữa. Ống giữa tai giữa và cổ họng có thể bị sưng. Chỗ sưng giữ dịch, gây đau.

    Ống tai hoặc phần ngoài tai cũng có thể bị viêm và gây đau. Điều này thường xảy ra trong mùa hè khi trẻ em đi bơi.

  • Bị thương

    Các vật nhỏ rơi trong tai, như đồ chơi hoặc miếng gạc có thể gây đau tai.

  • Áp lực

    Các loại áp lực khác nhau có thể gây ra đau tai.

    • Ráy tai có thể làm tắc nghẽn trong ống tai và gây ra áp lực trong tai.
    • Giảm áp suất không khí (như khi con bạn đi máy bay hoặc đi lên núi) cũng có thể gây ra đau đớn. Việc này xảy ra do áp suất trong tai giữa cao hơn áp suất không khí bên ngoài ở nơi có độ cao lớn.

Trẻ em đôi khi nói rằng chúng đau tai trong khi thực sự thì chỗ bị đau là ở chỗ khác. Chỗ bị đau đó có thể do viêm hoặc sâu răng hay viêm da đầu, cổ, họng hoặc viêm xoang gây ra.

Những triệu chứng là gì?

Khi con bạn bị đau tai, bé có thể:

  • Than phiền về tai đau, khóc, khó chịu hoặc khó ngủ
  • Có mủ chảy từ tai
  • Tạm thời mất khả năng nghe
  • Bị sốt

Trẻ nhỏ có thể cào hoặc kéo tai.

Bệnh được chẩn đoán như thế nào?

Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn sẽ hỏi về các triệu chứng của con bạn, tiền sử bệnh lý và khám cho con bạn. Nhà cung cấp sẽ khám tai cho con bạn bằng một kính lúp đặc biệt.

Bệnh được điều trị như thế nào?

Đau tai thường được điều trị mà không cần kê đơn thuốc giảm đau

Trong nhiều trường hợp bị viêm tai, nhà cung cấp của bạn có thể kê đơn thuốc kháng sinh. Tuy nhiên viêm tai thường khá lên sau vài ngày mà không cần kháng sinh. Hầu hết trẻ em bị viêm tai không cần tới kháng sinh.

Viêm ống tai thường được điều trị bằng thuốc nước kháng sinh, cũng có thể bao gồm thuốc giảm đau.

Nên để nhà cung cấp dịch vụ y tế của bạn lấy ráy tai hoặc các vật chặn ống tai.

Tôi có thể chăm sóc con tôi như thế nào?

Hãy tuân thủ các hướng dẫn của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn về việc chăm sóc.

Để giúp giảm đau, bạn có thể đặt một miếng vải ẩm ấm hoặc chai nước nóng có phủ khăn trùm lên tai.

Hỏi nhà cung cấp của bạn:

  • Mất bao lâu để con bạn hồi phục khỏi tình trạng ốm này
  • Con bạn nên tránh những hoạt động nào và khi nào thì con bạn có thể quay lại hoạt động bình thường
  • Cách chăm sóc con bạn tại nhà
  • Các triệu chứng hoặc vấn đề mà bạn nên theo dơi và những việc cần làm nếu con bạn có những triệu chứng đó

Hãy đảm bảo là bạn biết con bạn có cần quay lại để kiểm tra không hoặc lúc nào thì cần.

Nếu con bạn có vấn đề với ráy tai, bạn có thể nhỏ 1 đến 2 giọt nước khoáng hoặc dầu thực vật vào ống tai trong vài phút mỗi ngày. Lau sạch dầu nhỏ ra ngoài tai. Bạn có thể bắt đầu làm việc này một lần mỗi tuần hoặc ít hơn khi con bạn bớt đau hoặc khó chịu trong tai hoặc có vẻ nghe tốt hơn. Có nhiều loại thuốc không kê đơn cũng có thể hữu ích. Đừng bao giờ cố làm sạch ống tau bằng tăm bông hay bất cứ vật nào khác. Chúng có thể đẩy ráy tai xuống sâu hơn hoặc làm hỏng tai.

Nếu con bạn bị đau tai do thay đổi áp suất không khí, bạn có thể giúp con bạn học cách làm giảm áp suất bằng cách nhai và nuốt. Cách này giúp mở ống thông từ cổ họng tới tai giữa. Dạy trẻ lớn hơn ngậm miệng, bịt mũi và thở ra nhẹ nhàng. Cách này thường khiến tai chúng cảm giác như có tiếng nổ nhỏ. Đối với trẻ sơ sinh, bạn có thể giúp bằng cách cho bé bú hoặc cho bé ăn khi bạn thay đổi độ cao (như khi máy bay cất cánh hoặc hạ cánh). Điều đó khiến con bạn nuốt, giúp làm cân bằng áp suất không khí.

Developed by Change Healthcare.
Pediatric Advisor 2018.1 xuất bản bởi Change Healthcare.
Sửa đổi lần cuối: 2016-06-14
Xét duyệt lần cuối: 2017-11-15
Nội dung này được xét duyệt định kỳ và có thể thay đổi khi có thông tin y tế mới. Thông tin nhằm mục đích cung cấp tin tức và giáo dục và không thay thế cho các đánh giá, tư vấn, chẩn đoán hay điều trị y tế từ một chuyên gia y tế.
© 2018 Change Healthcare LLC and/or one of its subsidiaries
Page footer image