______________________________________________________________________
CÁC ĐIỂM QUAN TRỌNG
______________________________________________________________________
Trầm cảm là trạng thái khi trẻ em và thanh thiếu niên cảm thấy buồn chán, tuyệt vọng và thờ ơ trong cuộc sống hàng ngày. Trầm cảm có thể khiến họ không muốn tham gia các hoạt động hàng ngày.
Trầm cảm ở trẻ em có thể là vấn đề chỉ xảy ra một lần hoặc có thể tiếp tục. Nhiều trẻ em gặp vấn đề trong hàng tuần hoặc hàng tháng. Nếu không được điều trị, trầm cảm có thể tái diễn và trầm trọng hơn.
Trẻ em bị trầm cảm có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn khi đến tuổi thanh thiếu niên và người lớn về sau.
Nguyên nhân chính xác của trầm cảm vẫn chưa được xác định.
Trầm cảm nghiêm trọng hơn khi nó bắt đầu trước khi bé được 10 hoặc 11 tuổi và không phải là kết quả của một sự kiện cụ thể. Khi c̣n nhỏ, cả bé trai và bé gái đều có nguy cơ như nhau. Ở độ tuổi thanh thiếu niên, các cô bé có nguy cơ phát triển trầm cảm gấp đôi so với các cậu bé.
Ở một vài khía cạnh, trầm cảm khác nhau ở trẻ em và thanh thiếu niên so với người lớn. Người lớn thường mô tả cảm xúc buồn chán và tuyệt vọng cùng với mệt mỏi. Trẻ em bị trầm cảm thường dễ cáu giận và buồn rầu. Chúng rất ngang ngạnh. Tâm trạng của chúng có thể thay đổi từ buồn chán đến cáu giận hoặc tức giận đột ngột. Một số trẻ em và thanh thiếu niên không biết rằng họ bị trầm cảm. Thay v́ việc nói về cảm giác buồn chán của chúng th́ chúng có thể hành động ngay. Bạn có thể thấy hành động này như hành vi sai trái hoặc không vâng lời.
Một trẻ bị trầm cảm có thể:
Thanh thiếu niên phải trải qua tuổi dậy th́, trưởng thành và phát triển bản thân. Trong tất cả những rắc rối, thường dễ mất các dấu hiệu của sự trầm cảm thanh thiếu niên. Thanh thiếu niên bị trầm cảm cũng có thể có các triệu chứng như thường cáu giận, gặp vấn đề ở trường học, vi phạm nội quy và xa lánh bạn bè và gia đ́nh.
Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em hoặc một nhà trị liệu sức khỏe tâm thần của bạn sẽ hỏi về triệu chứng của đứa trẻ, lịch sử bệnh lý và tiền sử gia đình, và bất kỳ loại thuốc nào đứa trẻ đang sử dụng. Họ sẽ đảm bảo rằng con bạn không mắc bệnh lư nào hoặc vấn đề về ma túy hoặc rượu có thể gây ra các triệu chứng.
Nhiều triệu chứng trầm cảm cũng là triệu chứng của các rối loạn khác. Đôi khi, rất khó để phân biệt trầm cảm với các vấn đề khác như rối loạn lưỡng cực, lo lắng và rối loạn căng thẳng sau chấn thương. Nhà trị liệu sức khỏe tâm thần chuyên làm việc với trẻ em và thanh thiếu niên có đủ tŕnh độ để chẩn đoán trầm cảm.
Cả thuốc và liệu pháp tṛ chuyện đều hữu ích để điều trị trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nếu bất kỳ ai làm tổn thương con bạn về sức khỏe hoặc t́nh dục hoặc nếu con của bạn bị đe dọa, quấy rầy hoặc bắt nạt, người cố vấn có thể hành động để giúp con bạn an toàn.
Liệu pháp hành vi về nhận thức (CBT) giúp trẻ em học hỏi về trầm cảm, cùng với các kỹ năng dạy để quản lư các triệu chứng sức khỏe của chúng, suy nghĩ tiêu cực và hành vi có vấn đề.
Liệu pháp gia đình thường rất hữu ích. Liệu pháp gia đ́nh coi gia đ́nh là một tổng thể chứ không chỉ tập trung vào trẻ em. Trẻ em thường cảm thấy rất được hỗ trợ khi cha mẹ và anh chị em tham gia liệu pháp với chúng và làm việc như một nhóm.
Một số loại thuốc có thể giúp điều trị trầm cảm. Nếu con bạn luôn lo lắng hoặc mắc ADHD thì có thể kê đơn thuốc để điều trị những triệu chứng đó. Nhà cung cấp dịch vụ y tế của con bạn sẽ làm việc với bạn để chọn loại thuộc phù hợp nhất cho con của bạn.
Mặc dù hiếm nhưng thuốc chống suy nhược có thể khiến con của bạn hoặc thanh thiếu niên vui buồn thất thường (cảm thấy tràn đầy nghị lực và rất năng động), tuyệt vọng hơn hoặc thậm chí là tự tử. Điều quan trọng là theo dơi các triệu chứng mới hoặc xấu hơn, đặc biệt khi con bạn lần đầu sử dụng thuốc. Tṛ chuyện với nhà cung cấp dịch vụ y tế của con bạn về các rủi ro và lợi ích của những loại thuốc này. Trong hầu hết các trường hợp, đều có nhiều lợi ích hơn rủi ro.
Hãy hỏi xem trẻ có bị người khác bắt nạt, gây tổn thương hoặc buồn chán không. Liên hệ với giáo viên, người trông trẻ và những người khác quan tâm đến con bạn để chia sẻ thông tin về các triệu chứng mà con bạn có thể có.
Hỏi con bạn hoặc thanh thiếu niên xem liệu chúng có cảm thấy muốn tự tử hoặc tự làm ḿnh đau không. Yêu cầu chăm sóc khẩn cấp nếu con bạn hoặc thanh thiếu niên có ư nghĩ về tự tử hoặc làm hại người khác hoặc tự làm ḿnh đau.
Để biết thông tin chi tiết, liên hệ: