Page header image

Thuốc Tránh Thai: Dành cho Thanh thiếu niên

(Birth Control Pills: Teen Version)

________________________________________________________________________

CÁC ĐIỂM QUAN TRỌNG

  • Thuốc tránh thai chứa các hóc-môn nữ như estrogen và progesterone. Các viên thuốc này có tác dụng phòng tránh thai.
  • Đảm bảo bạn biết cách thức và thời gian uống thuốc. Hỏi nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn nếu có những biện pháp phòng ngừa đặc biệt bạn nên thực hiện khi bạn bắt đầu sử dụng thuốc và bạn nên làm gì nếu bạn không uống một viên thuốc.
  • Hỏi nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc dược sỹ của bạn về các tác dụng phụ mà thuốc có thể gây ra và những điều bạn nên làm nếu bạn bị tác dụng phụ.

________________________________________________________________________

Thuốc tránh thai được sử dụng để làm gì?

Thuốc tránh thai được sử dụng để giúp bạn tránh mang thai. Đôi khi chúng cũng được sử dụng để giúp điều trị các triệu chứng chu kỳ kinh nguyệt không đều, nhiều hoặc đau đớn. Nếu bạn đang sử dụng thuốc tránh thai, bạn nên sử dụng chúng theo lịch được kê bởi nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn.

Thuốc tránh thai là một trong những hình thức tránh thai đáng tin cậy nhất. Cứ mỗi 1000 phụ nữ sử dụng thuốc đúng theo như được hướng dẫn trong một năm, lại có 3 phụ nữ có thể mang thai. Khả năng mang thai sẽ cao hơn nếu bạn không cẩn thận tuân theo các hướng dẫn sử dụng thuốc.

Tên gọi khác của thuốc tránh thai là tránh thai dạng uống.

Chúng hoạt động như thế nào?

Thuốc tránh thai có chứa thành phần thuốc tương tự như các hóc-môn tự nhiên của phụ nữ. Thông thường, các hóc-môn điều khiển sự rụng trứng từ buồng trứng mỗi tháng. Sử dụng thuốc tránh thai làm thay đổi các mức hóc-môn và làm cho buồng trứng không rụng trứng. Nếu buồng trứng không rụng trứng, bạn không thể mang thai. Các hóc-môn cũng tạo ra một lớp dày chất nhầy ở cổ tử cung và thay đổi niêm mạc tử cung. Những thay đổi này cũng giúp phòng tránh thai.

Các thuốc phổ biến nhất chứa các hóc-môn estrogen và progesterone nhân tạo. Cũng có thuốc chỉ chứa progesterone, mà chỉ được sử dụng trong các trường hợp đặc biệt.

Khi bạn sử dụng thuốc tránh thai, chu kỳ của bạn sẽ đều và thường là nhẹ hơn. Đau bụng kinh có thể không đau đớn. Các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (symptoms of premenstrual syndrome, PMS) có thể không khó chịu.

Tôi cần biết gì khác về thuốc này?

  • Làm theo các hướng dẫn đi kèm với thuốc, bao gồm thông tin về thực phẩm hoặc rượu. Đảm bảo bạn biết cách thức và thời gian uống thuốc. Hỏi nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn nếu có những biện pháp phòng ngừa đặc biệt bạn nên thực hiện khi bạn bắt đầu sử dụng thuốc và bạn nên làm gì nếu bạn không uống một viên thuốc.
  • Thuốc này không giúp bạn tránh bị AIDS hay các bệnh lây qua đường tình dục khác. Bao cao su latex hoặc polyurethane là phương pháp tránh thai duy nhất có thể bảo vệ bạn khỏi vi-rút HIV và AIDS.
  • Hút thuốc trong khi bạn đang sử dụng thuốc này làm tăng nguy cơ của các tác dụng phụ nghiêm trọng. Hãy trao đổi với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn về cách bỏ thuốc.
  • Nhiều thuốc có tác dụng phụ. Tác dụng phụ là triệu chứng hoặc vấn đề do thuốc gây ra. Hỏi nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc dược sỹ của bạn về các tác dụng phụ mà thuốc có thể gây ra và những điều bạn nên làm nếu bạn bị tác dụng phụ.
  • Giữ một danh sách các thuốc của bạn. Liệt kê tất cả các thuốc theo đơn, các thuốc không kê đơn, các thuốc bổ sung, các liệu pháp tự nhiên và các vitamin mà bạn sử dụng. Báo cho tất cả các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cung cấp cho bạn tất cả các sản phẩm bạn đang sử dụng.
  • Cố gắng mua toàn bộ thuốc trong đơn của bạn cùng một nơi. Dược sỹ của bạn có thể giúp đảm bảo rằng tất cả các thuốc của bạn là an toàn khi sử dụng cùng nhau.

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào, hãy hỏi nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc dược sỹ của bạn để biết thêm chi tiết. Hãy đảm bảo đến tất cả các cuộc hẹn thăm khám hoặc xét nghiệm của nhà cung cấp.

Developed by Change Healthcare.
Pediatric Advisor 2018.1 xuất bản bởi Change Healthcare.
Sửa đổi lần cuối: 2015-07-23
Xét duyệt lần cuối: 2017-03-15
Nội dung này được xét duyệt định kỳ và có thể thay đổi khi có thông tin y tế mới. Thông tin nhằm mục đích cung cấp tin tức và giáo dục và không thay thế cho các đánh giá, tư vấn, chẩn đoán hay điều trị y tế từ một chuyên gia y tế.
© 2018 Change Healthcare LLC and/or one of its subsidiaries
Page footer image