________________________________________________________________________
CÁC ĐIỂM QUAN TRỌNG
________________________________________________________________________
Thừa cân hoặc béo phì là có quá nhiều mỡ trong cơ thể. Trẻ em bị thừa cân hoặc béo phì có trọng lượng cao hơn mức khỏe mạnh đối với hình thể của chúng.
Thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ trẻ có sức khỏe kém và mắc bệnh nặng, bao gồm:
Bị thừa cân hoặc béo phì cũng có thể làm cho con bạn ngượng ngập về vẻ ngoài của mình hoặc hay bị trêu chọc hoặc bắt nạt. Trẻ thừa cân hoặc béo phì tăng nguy cơ trầm cảm và lạm dụng thuốc. Đôi khi áp lực phải giảm cân từ phụ huynh và những người khác làm cho trẻ phản ứng quá mạnh mẽ. Chúng có thể suy nghĩ quá nhiều về cân nặng và gây ra giai đoạn rối loạn ăn uống.
Một vấn đề khác là trẻ thừa cân hoặc béo phì thường trở thành người trưởng thành thừa cân.
Một số nguyên nhân có thể gây thừa cân hoặc béo phì.
Tăng cân quá nhiều là dấu hiệu đầu tiên cho thấy con bạn có thể có nguy cơ thừa cân hoặc béo phì. Bạn có thể nhận thấy quần áo của con bạn ngày càng chật. Khi con bạn tăng cân, nó có thể có các triệu chứng do thừa cân hoặc béo phì gây ra. Các triệu chứng này bao gồm:
Thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ con bạn sẽ có các vấn đề về sức khỏe khi trưởng thành, như bệnh túi mật, bệnh tim hoặc gan.
Nhà cung cấp dịch vụ y tế sẽ hỏi về các triệu chứng của con bạn và khám cho con bạn. Nhà cung cấp dịch vụ y tế sẽ hỏi về tiền sử y tế, thói quen ăn uống và thói quen tập thể dục của con bạn. Con bạn có thể được xét nghiệm máu để kiểm tra các vấn đề về hoóc-môn.
Nhà cung cấp dịch vụ y tế sẽ kiểm tra chiều cao và cân nặng của con bạn so với biểu đồ tăng trưởng chuẩn. Chỉ số khối cơ thể, hay còn gọi là BMI, của trẻ được sử dụng cho trẻ từ 2 đến 20 tuổi. Những biểu đồ tăng trưởng này, một cho nam và một cho nữ, giúp kiểm tra cân nặng trong những năm phát triển. BMI hầu hết đều cho biết chính xác con bạn bị thiếu cân, bình thường hay thừa cân. BMI của con bạn được so sánh với BMI của hàng ngàn trẻ em ở cùng độ tuổi. So sánh này sẽ cho thấy con bạn nằm trong góc phần tư BMI nào.
Thừa cân là lớn hơn 85% BMI đối với tuổi của con bạn.
Béo phì thường được định nghĩa là lớn hơn 95% BMI đối với tuổi của con bạn.
Biểu đồ tăng trưởng chỉ là một phần của một bức tranh lớn hơn tính đến cả tiền sử bệnh lý và sức khỏe hiện tại của con bạn. Nhà cung cấp dịch vụ y tế có thể cho bạn biết liệu con bạn có tăng nguy cơ có các vấn đề về sức khỏe do cân nặng hay không. Nhà cung cấp cũng có thể giúp tìm ra chương trình giảm cân lành mạnh có hiệu quả đối với con bạn.
Điều trị thừa cân hoặc béo phì bao gồm việc thay đổi lối sống. Các chuyên gia dinh dưỡng và nhà cung cấp dịch vụ y tế có thể giúp bạn xây dựng một chương trình an toàn, lành mạnh, hiệu quả để con bạn đạt được cân nặng hợp lý.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Nói chung, kế hoạch ăn uống lành mạnh để đạt cân nặng hợp lý là kế hoạch trong đó:
Tập thể dục
Tập thể dục là một phần rất quan trọng để có được chương trình giảm cân hợp lý thành công. Hầu hết mọi hoạt động cần đến sức lực từ nhẹ đến trung bình đều tốt. Con bạn có thể chọn đi bộ, chạy bộ, bơi, đạp xe hoặc thể dục nhịp điệu. Đi dạo là một cách tốt cho hầu hết mọi người để tăng thêm vận động. Sử dụng máy đếm bước chân có thể mang lại niềm vui và động lực. Máy đếm bước chân là thiết bị đeo vào quần áo và theo dõi số lượng bước chân con bạn đi trong một ngày.
Tập sức bền sẽ làm cho các cơ của con bạn khỏe hơn và có thể làm việc lâu hơn mà không mệt mỏi. Tập sức bền, hay tập tạ, có nghĩa là tập thể dục để tạo sức mạnh cho cơ bắp. Để tăng cơ bắp, con bạn có thể nâng trọng lượng tự do, sử dụng máy tập trọng lượng, sử dụng dây kéo hoặc sử dụng trọng lượng cơ thể, như thực hiện chống đẩy, căng dây hoặc động tác nằm và ngồi dậy. Hỏi ý kiến nhà cung cấp dịch vụ y tế của con bạn trước khi con bạn bắt đầu chương trình tập sức bền.
Hỏi nhà cung cấp dịch vụ y tế loại hình và mức độ tập thể dục như thế nào có thể phù hợp cho con bạn.
Tâm trạng
Một số trẻ ăn như là cách để đương đầu với các vấn đề tình cảm. Nếu con bạn gặp vấn đề về căng thẳng, trầm cảm hoặc lo âu, nhà cung cấp dịch vụ y tế có thể giới thiệu con bạn tới chuyên gia trị liệu. Con bạn cần học cách đối phó với những vấn đề cảm xúc để thành công với chương trình giảm cân lành mạnh.
Thuốc
Nếu mất cân bằng hoóc-môn góp phần làm thừa cân, nhà cung cấp dịch vụ có thể kê đơn thuốc để điều trị mất cân bằng.
Nhiều người đã khẳng định rằng một số sản phẩm thảo dược và sản phẩm ăn kiêng nhất định giúp giảm cân. Nhiều khẳng định trong số này không đúng. Một số thuốc bổ sung có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng. Trao đổi với nhà cung cấp dịch vụ y tế trước khi cho con bạn sử dụng thảo dược hoặc thực phẩm bổ sung.
Cha mẹ thường không nghĩ rằng con họ thừa cân hoặc béo phì. Ngay cả khi họ biết rằng con họ nặng cân hơn những đứa trẻ khác, cha mẹ có thể nghĩ rằng đứa trẻ đơn giản là lớn vượt hơn. Tuy nhiên, nếu một đứa trẻ bị thừa cân hoặc béo phì, thường là do thói quen ăn uống và tập thể dục không lành mạnh. Những thói quen này không dễ thay đổi nếu cha mẹ không hành động.
Nếu một vài người trong gia đình của bạn mắc bệnh tiểu đường hoặc các vấn đề về cân nặng, con của bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Thực hiện những thay đổi lối sống lành mạnh trong cả gia đình sẽ giúp ích cho mọi người. Thực hiện một hai thay đổi một lúc và để trẻ điều chỉnh. Thực hiện những thay đổi lớn trong chế độ ăn uống hoặc lối sống không phải đơn giản. Đôi khi, chỉ cần loại bỏ đồ uống có đường và bắt đầu một chương trình thể dục là đủ để giúp con đạt được cân nặng hợp lý.
Một số mẹo để giúp con bạn: